HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0976 987 489
Mr Soa Hỗ Trợ Hỗ Trợ

Mobile: 0976 987 489

Email: danggia74@gmail.com

Video
TIN TỨC

Nâng cao hiệu quả làm việc với nguồn sáng vì sức khỏe

Đèn LED Phenikaa Healthaa với công nghệ chiếu sáng độc quyền giúp tăng sự tập trung, kích thích sáng tạo, nâng cao hiệu..

Mỹ sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng bước chân để bảo vệ môi trường

Bên cạnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thì năng lượng đến từ ... bước chân cũng đang được xem xét để..

Cần Thơ bừng sáng với dàn đèn 30 tỉ đồng

Cần Thơ trở nên lung linh hơn khi phố phường được trang hoàng và nhất là cầu Cần Thơ được trang bị dàn đèn đa..

Đèn LED - bước đột phá trong công nghệ chiếu sáng

Sự ra đời của điốt phát quang đã tạo ra nguồn ánh sáng tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả cao hơn, đồng..

LED hóa chiếu sáng công cộng, tiết kiệm cả ngàn tỉ đồng trên năm

Nếu thực hiện LED hóa chiếu sáng trong các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp và công cộng, Việt Nam sẽ không cần xây..

Chiếu sáng đô thị Cần tầm nhìn bền vững và đồng bộ

Bắt đầu từ công nghệ

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2022, Việt Nam hiện có 888 đô thị. Việc áp dụng công nghệ chiếu sáng LED cũng như các thiết bị điều khiển thông minh đã góp phần tạo nên các đô thị văn minh, hiện đại, an ninh và an toàn về ban đêm.

Trong hoạt động quản lý nhà nước về chiếu sáng đô thị, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này.

Ngày 17/6/2010, Quốc hội ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Luật có quy định rõ: Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng thuộc về Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND các cấp.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về Quản lý chiếu sáng đô thị, đặt ra các yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng, duy trì chiếu sáng đô thị; sự cần thiết phải quy hoạch chiếu sáng đô thị cũng như các nguyên tắc cơ bản vể tổ chức, quản lý, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác hệ thống chiếu sáng đô thị.

Theo Nghị định này, trách nhiệm của chính quyền đô thị là phải ban hành quy định cụ thể về chiếu sáng đô thị tại địa phương và làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân tham gia tổ chức chiếu sáng tại đô thị.

 
 
 

Một góc TP Hồ Chí Minh trong đêm

Ngày 11/10/2010, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1874/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025. Nội dung của Định hướng có ghi rõ: “Phát triển chiếu sáng đô thị phải theo quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị; từng bước hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng chiếu sáng đô thị; đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng mới, tái tạo trong chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm điện năng, góp phần phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và tạo dựng hình ảnh đô thị Việt Nam có bản sắc, văn minh, hiện đại”.

Dịch vụ chiếu sáng đô thị có liên quan trực tiếp đến chất lượng sống của cư dân đô thị, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước… Vì vậy, dịch vụ này là dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách của nhà nước, được xác định theo theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 về Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Theo đó, việc cung cấp dịch vụ này được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. 

Một số dịch vụ công ích có tính đặc thù, đặc biệt đối các dịch vụ mang tính hệ thống/mạng lưới, như thu gom, vận chuyển thoát nước và xử lý nước thải, chiếu sáng công cộng… cần phải được quản lý, khai thác, vận hành thống nhất, đồng bộ chứ không thể cắt khúc hay phân chia để quản lý theo đơn vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP nêu trên không tính đến các yếu tố này, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tế quản lý và vận hành chiếu sáng công cộng đô thị ở nước ta.

Một thực tế khác là kinh phí đầu tư hằng năm cho lĩnh vực này ở hầu hết các đô thị còn hạn chế, không khuyến khích đơn vị chiếu sáng triển khai, áp dụng công nghệ mới có hiệu suất cao. Một số đô thị đã có cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong đầu tư phát triển lĩnh vực chiếu sáng đô thị nhưng chưa hiệu quả, chưa đồng bộ, thiếu tính thẩm mỹ, thiếu kiểm soát, thậm chí dẫn tới nguy cơ ô nhiễm ánh sáng.

Riêng về quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị, mới chỉ có bốn thành phố trực thuộc trung ương giao việc này cho doanh nghiệp chuyên ngành (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng); 59 tỉnh, thành phố còn lại giao việc này cho các công ty cổ phần công trình đô thị hoặc công ty cổ phần môi trường đô thị.

Mặt khác, cho đến nay, chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị phục vụ cho công tác quản lý, đầu tư, xây dựng mới, đặc biệt phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Công nghệ chiếu sáng LED đã được chứng minh là đóng góp to lớn vào việc tiết kiệm điện năng, góp phần giảm phát thải nhưng cho đến nay, ở nhiều đô thị, công tác đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp và thay thế hệ thống đèn chiếu sáng truyền thống vẫn còn chậm.

Để từng bước vượt qua các khó khăn, thách thức nêu trên, cần đổi mới và hoàn thiện nội dung quy hoạch chiếu sáng trong quy hoạch đô thị và quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chiếu sáng. Đồng thời, đã đến lúc cần điều chỉnh Định hướng chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, bổ sung nhiều nội dung có liên quan việc sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chiếu sáng thông minh. Nghị định 32/2019/NĐ-CP cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung, có tính đến yếu tố đặc thù của một số lĩnh vực dịch vụ công ích.

Song song với đó, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu ban hành bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến chiếu sáng LED (thiết kế, xây dựng, sản xuất vật tư, thiết bị, kiểm soát, kiểm tra, vận hành, khai thác…). Đồng thời đẩy nhanh công tác dán nhãn năng lượng theo lộ trình, như trong Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, ngày 9/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển chiếu sáng LED, chiếu sáng thông minh trong các khu vực công cộng. Ưu tiên sử dụng đèn chiếu sáng LED trong các công trình xây dựng mới, cũng như các chương trình nâng cấp, cải tạo hệ thống chiếu sáng.

Theo nhandan.vn

Các tin khác

GIỚI THIỆU

Công ty Tín Lợi - chuyên sản xuất, thương mại các loại đèn cao áp, đèn xưởng, trụ đèn, trụ thép, mẫu mã da dạng. Thi công lắp đặt các hệ thống chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông, nhà xưởng... Chúng tôi là nhà phân phối của các hãng nổi tiếng thế giới như: Layrton, GE, Phillip, Fumagalli, Osram....

Với đội ngủ kỹ sư, công nhân có trình độ cao và nhiệt tình, chúng tôi phục vụ khách hàng với mong muốn mang lại cho quí khách hàng một sự cam kết được gói gọn trong hai chữ "TÍN" và "LỢI" .